I. Cơ cấu tổ chức và nhân sự khoa Khoa học Chính trị:
1. Lãnh đạo Khoa:
- Trưởng Khoa: TS. Lê Thị Vân Anh
- Phó trưởng Khoa: Hoàng Thị Hương
2. Các bộ môn trực thuộc Khoa
- Bộ môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê nin
- Bộ môn Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Bộ môn Chính trị học
- Bộ môn Chính sách công
Sơ đồ tổ chức của Khoa:
3.Danh sách cán bộ, viên chức của Khoa
4. Giảng dạy các học phần
1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 1
2. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 2
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh
4. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
5. Lôgic hình thức
6. Tôn giáo học giáo đại cương
7. Chính trị học
8. Chính trị (bậc Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng nghề và Trung cấp nghề)
II. Giới thiệu Khoa Khoa học Chính trị:
Ngày 24/4/2012, Hiệu trưởng trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã ký quyết định số 216/QĐ-ĐHNV thành lập Khoa Khoa học Chính trị thuộc trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Khoa Khoa học chính trị là đơn vị thuộc trường Đại học Nội vụ Hà Nội có chức năng tổ chức thực hiện quá trình đào tạo,bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề thuộc lĩnh vực chính trị, tôn giáo và các ngành nghề khác có liên quan; hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học và triển khai tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Theo đó, Khoa Khoa học chính trị có nhiệm vụ, quyền hạn:
1. Vị trí và chức năng Khoa Khoa học chính trị là đơn vị chuyên môn thuộc Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, có chức năng tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục, đào tạo trình độ đại học, sau đại học; tổ chức hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ gắn với chuyên môn của Khoa; thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế; khoa học và công nghệ phù hợp với mục tiêu, phương hướng phát triển của Trường.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1.Tổ chức các hoạt động đào tạo:
1.1. Phối hợp với đơn vị liên quan trong việc mở ngành, chuyên ngành đào tạo đại học và sau đại học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được Hiệu trưởng giao;
1.2. Tham gia tổ chức tuyển sinh, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và đánh giá kết quả đào tạo gắn với chức năng nhiệm vụ của Khoa và theo nhu cầu xã hội;
1.3. Chủ trì tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo được phê duyệt;
1.4. Phát triển chương trình đào tạo; tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo với hình thức và phương pháp đào tạo hợp lý.
2. Tham gia với đơn vị chức năng tự đánh giá chất lượng giáo dục và đào tạo theo quy định.
3. Biên soạn ngân hàng câu hỏi, đề thi; chấm thi kết thúc học phần; quản lý và chuyển giao bảng điểm kiểm tra bộ phận của người học đến các đơn vị liên quan theo quy định.
4. Thực hiện qui trình cấp chứng chỉ học phần, chứng chỉ cho các khóa đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Khoa.
5. Chủ trì hoặc phối hợp với đơn vị chức năng tổ chức biên soạn, thẩm định giáo trình, sách và tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu gắn với chức năng, nhiệm vụ của Khoa.
6. Quản lý viên chức và tham gia xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên thuộc Khoa; chủ động đề xuất điều chỉnh, thay đổi cơ cấu nhân sự trong trường hợp không đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm của Khoa.
7. Phối hợp với đơn vị chức năng trong việc quản lý người học thuộc Khoa.
8. Tổ chức các hoạt động khoa học và công nghệ của viên chức, người lao động và người học; phối hợp xây dựng và thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học và công nghệ của Nhà trường đối với ngành, lĩnh vực thuộc chuyên môn của Khoa.
9. Chủ trì hoặc tham gia cung ứng dịch vụ công phục vụ ngành Nội vụ, nền công vụ và xã hội phù hợp với ngành đào tạo thuộc Khoa và theo phân công Hiệu trưởng.
10. Chủ trì hoặc phối hợp với đơn vị chức năng thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế theo sự phân cấp của Hiệu trưởng.
11. Huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính để thực hiện các nhiệm vụ được giao.
12. Quản lý và tổ chức đánh giá viên chức, người lao động thuộc Khoa. Tham gia đánh giá công chức, viên chức quản lý, viên chức và người lao động trong Trường theo quy định.
13. Quản lý và sử dụng tài sản, thiết bị, cơ sở vật chất được giao theo quy định của Trường và của pháp luật.
14. Xây dựng dự toán tài chính thực hiện nhiệm vụ hoạt động hằng năm theo kế hoạch của đơn vị và các hoạt động đơn vị được giao chủ trì thực hiện.
15. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê định kỳ và theo yêu cầu của Hiệu trưởng về hoạt động của Khoa.
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.
3. Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc
1. Cơ cấu tổ chức
a) Trưởng Khoa và các Phó Trưởng khoa.
b) Hội đồng Khoa.
c) Các Bộ môn thuộc Khoa.
d) Văn phòng Khoa.
2. Chế độ làm việc
2.1. Trưởng khoa
a) Trưởng khoa có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Khoa được quy định tại Điều 2 của Quy định này, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Khoa.
b) Căn cứ vào các quy định của pháp luật và tình hình thực tế phát triển của Khoa, Trưởng khoa đề xuất Hiệu trưởng quyết định thành lập, tổ chức lại hoặc giải thể các tổ, bộ phận thuộc Khoa.
c) Khi vắng mặt và nếu thấy cần thiết, Trưởng khoa ủy quyền bằng văn bản cho một Phó Trưởng khoa điều hành công tác, giải quyết công việc của Khoa.
2.2. Phó Trưởng khoa
a) Phó Trưởng khoa giúp Trưởng khoa thực hiện nhiệm vụ do Trưởng khoa phân công; chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công.
b) Khi được Trưởng khoa ủy quyền bằng văn bản để điều hành công tác, giải quyết công việc của Trưởng khoa trong thời gian Trưởng khoa vắng mặt, Phó Trưởng khoa chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa, trước Hiệu trưởng và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ trong thời gian được ủy quyền; không được ủy quyền lại cho người khác những nội dung được Trưởng khoa ủy quyền.
2.3. Trưởng, Phó Trưởng bộ môn thuộc Khoa
Trưởng, Phó Trưởng bộ môn thuộc Khoa chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của bộ môn.
2.4. Viên chức và người lao động
Viên chức và người lao động thuộc Khoa thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn do Trưởng khoa phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa, trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được giao.
2.5. Trưởng khoa, Phó Trưởng khoa, viên chức và người lao động thuộc Khoa thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật hiện hành, Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường.
III. Những thành tích nổi bật của Khoa Khoa học chính trị:
Từ khi thành lập khoa cho đến nay, tập thể khoa đã đạt được những thành tích tốt trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các hoạt động đoàn thể xã hội:
1. Về giảng dạy và nghiên cứu khoa học
- Khoa Khoa học Chính trị tổ chức thực hiện chương trình giảng dạy các ngành học theo kế hoạch của nhà trường và đã vượt định mức khối lượng.
- Thực hiện biên soạn đề cương môn học, tập bài giảng, giáo trình để phục vụ giảng dạy bậc đại học của Nhà trường như:
+ Dân tộc học đại cương, Quản lý tôn giáo đại cương, Chính trị học, Lôgic hình thức, Văn bản thương mại và giao dịch quốc tế.
+ Phối hợp với các khoa khác trong Trường xây dựng chương trình giáo dục đại học như: Quản trị nhân lực, Khoa học thư viện, Quản trị Văn phòng, Lưu trữ học, Quản lý nhà nước, Khoa học tổ chức.
+ Khoa Khoa học Chính trị hiện đang trực tiếp chủ trì xây dựng chương trình giáo dục đại học chuyên ngành Quản lý tôn giáo.
- Cùng với nhiệm vụ giảng dạy, biên soạn tài liệu môn học, các giảng viên trong Khoa còn tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, tổ chức hội thảo cấp trường, cấp nhà nước và có rất nhiều bài viết khoa học được đăng trên kỷ yếu khoa học, tạp chí chuyên ngành…
+ Đề tài nghiên cứu cấp Bộ tiêu biểu mà Khoa đã thực hiện: “Khung chỉ số phương pháp đánh giá chất lượng đánh giá chất lượng khóa đào tạo bồi dưỡng thẩm định khung chỉ số…”.
+ Các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường tiêu biểu: “Một số giải pháp khắc phục lỗi logic thường gặp trong hoạt động học tập và giao tiếp của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội”.
- Trong 3 năm học liên tiếp từ 2010 đến 2013, Khoa có 3 giảng viên đạt giải nhì trong hội thi giáo viên dạy giỏi, thiết kế đồ dùng giảng dạy, thiết kế học liệu dạy học phục vụ các môn học do khoa quản lý như: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Dân tộc học, Chính trị học, Logic học.
- Các giảng viên của khoa tích cực nghiên cứu khoa học và công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học chuyên ngành như: Tạp chí Xây dựng Đảng, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, Tạp chí Công tác tôn giáo, Tạp chí Khuông Việt, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Đông Nam Á. Tổng công trình được đăng trên các tạp chí này là 18 bài.
- Nhiều bài viết của giảng viên được đăng trên kỷ yếu hội thảo cấp trường, cấp quốc gia và quốc tế.
+ Năm 2009, hai giảng viên của khoa viết bài cho hội thảo quốc gia về Nghiên cứu và giảng dạy tôn giáo ở Việt Nam do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Viện nghiên cứu tôn giáo tổ chức tại Đà Nẵng.
+ Năm 2010, hai giảng viên viết bài hội thảo quốc gia về Phật giáo thời Lý Trần do Viện nghiên cứu tôn giáo và Giáo hội Phật giáo Ninh Bình tổ chức.
+ Năm 2011, một giảng viên của Khoa viết bài hội thảo quốc gia về sự biến động của Phật giáo Nam tông Khmer ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
- Trong năm học 2011-2012, Khoa Khoa học chính trị có 01 giảng viên bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ cấp nhà nước tại Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 01 giảng viên bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ cấp nhà nước tại Học viện Khoa học Xã hội- Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 02 giảng viên bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ tại Trung tâm đào tạo bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị - Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Về công tác đoàn thể xã hội:
Cán bộ, viên chức, giảng viên trong Khoa luôn luôn chấp hành và học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Các thành viên khoa Khoa học Chính trị tham gia và cổ vũ nhiệt tình trong tất cả các hoạt động của Đoàn thanh niên, Công đoàn do nhà trường phát động trong những dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn của Trường và của Bộ.
Trong năm học 2011-2012, 1 giảng viên được nhận giấy khen trong phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, 1 công đoàn viên được nhận giấy khen của Công đoàn Bộ Nội Vụ, 2 Công đoàn viên được nhận giấy khen của Công Đoàn Trường.
Trong những năm tiếp theo, Chi bộ và lãnh đạo Khoa xác định giảng dạy và nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của Khoa, trong đó giảng dạy được xác định là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong phong trào thi đua dạy tốt – học tốt góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy; nghiên cứu khoa học được xác định là nhiệm vụ cơ bản để từng bước nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên, đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên để mỗi cán bộ giảng viên trực tiếp giảng dạy đều là những giảng viên có trình độ cao, có thể đảm nhận giảng dạy được các chương trình đào tạo chất lượng cao cũng như các chuyên ngành mới của Trường.