I. Cơ cấu tổ chức và nhân sự Khoa Quản lý xã hội
1. Lãnh đạo khoa
- Trưởng khoa: TS. Lê Thanh Huyền
- Phó trưởng khoa Ths. Lê Ngọc Diệp
- Phó trưởng khoa Ths. Trần Thị Phương Thúy
2. Các bộ môn trực thuộc khoa
- Bộ môn Văn hóa
- Bộ môn Thông tin – Thư viện
- Bộ môn Xã hội
- Bộ môn Giáo dục thể chất và Quốc phòng
3. Danh sách cán bộ, viên chức Khoa Quản lý xã hội
4. Các học phần giảng dạy
STT |
MÃ MÔN HỌC |
HỌC PHẦN |
TÊN TIẾNG ANH |
1 |
CIF0001 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
Science Research Methodology |
2 |
CIF0002 |
Cơ sở văn hóa Việt Nam |
Vietnamese Culture Basics |
3 |
CIF0003 |
Xã hội học đại cương |
General Sociology |
4 |
CIF0004 |
Tâm lý học đại cương |
General Psychology |
5 |
CIF0005 |
Mỹ học đại cương |
General Aesthetics |
6 |
CIF0006 |
Lịch sử văn minh thế giới |
History of The World Cilivization |
7 |
CIF0007 |
Lịch sử Việt Nam |
Vietnamese History |
8 |
CIF0008 |
Giáo dục thể chất |
Physical Education |
9 |
CIF0009 |
Giáo dục quốc phòng |
Education on National Defence |
10 |
CIF1001 |
Tâm lý học quản lý |
Management Psychology |
11 |
CIF1002 |
Dân tộc học đại cương |
General Ethnology |
12 |
CIF1003 |
Đường lối văn hóa của Đảng cộng sản Việt Nam |
The Culture and Arts Policies of Vietnam Communist Party |
13 |
CIF1004 |
Văn hóa học đại cương |
General Culture Study (cultulogy) |
14 |
CIF1005 |
Đại cương về nghệ thuật biểu diễn (âm nhạc, sân khấu, múa) General |
General Performing Arts (Music, Stage, Dance) |
15 |
CIF1006 |
Văn hóa dân gian Việt Nam |
Vietnamese Folk Culture |
16 |
CIF1007 |
Xã hội học văn hóa |
Cultural Sociology |
17 |
CIF1008 |
Văn hóa các dân tộc thiểu số |
Culture Of Vietnamese Ethnics |
18 |
CIF1009 |
Nhạc lý cơ bản |
Basic Musical Theory |
19 |
CIF1010 |
Đại cương về quan hệ công chúng |
General Public Relationship |
20 |
CIF1011 |
Văn hóa gia đình |
Family Culture |
21 |
CIF1012 |
Thông tin phục vụ lãnh đạo và quản lý |
Information for leadership and
management |
22 |
CIF1013 |
Thư viện học |
Library Science (Study) |
23 |
CIF1014 |
Thông tin học |
Information Science (Study) |
24 |
CIF1015 |
Thư mục học |
Bibliography Study |
25 |
CIF1016 |
Tin học tư liệu |
Document Informatics |
26 |
CIF1017 |
Lịch sử sách và xuất bản điện tử |
History of Book and Electronic Publishing |
27 |
CIF1036 |
Năng lực thông tin |
information literacy |
28 |
CIF1019 |
Đại cương công nghệ thông tin và truyền thông |
General Information Technology and Communication (Mass Media) |
29 |
CIF1020 |
Hệ thống thông tin quản lý |
Management information system |
30 |
CIF2001 |
Chính sách văn hóa |
Cultural Policy |
31 |
CIF2002 |
Khoa học quản lý và quản lý văn hóa |
Management science and Culture Management |
32 |
CIF2003 |
Marketing văn hóa |
Marketing of Culture |
33 |
CIF2004 |
Quản lý các hoạt động văn hóa thông tin cơ sở |
Managing cultural-information activitis in basic Commmities. |
34 |
CIF2005 |
Quản lý các thiết chế văn hóa |
Management of Culture Institutions |
35 |
CIF2006 |
Quản lý lễ hội và sự kiện |
Management Of Festivals and Events |
36 |
CIF2007 |
Quản lý di sản văn hóa |
Management of Cultural Heritages |
37 |
CIF2008 |
Quản lý dự án và gây quỹ, tìm tài trợ |
Menaging Project, Fundraising and finding sponsor |
38 |
CIF2009 |
Công tác thông tin truyền thông |
Information and Communication work |
39 |
CIF2010 |
Công tác xã hội |
Social Work |
40 |
CIF2011 |
Tổ chức sự kiện |
Organizing Events |
41 |
CIF2012 |
Dàn dựng chương trình nghệ thuật tổng hợp |
Staging Methods of Art Promotion Program |
42 |
CIF2013 |
Văn hóa doanh nghiệp |
Business Culture |
43 |
CIF2014 |
Quản lý dịch vụ văn hóa |
Management of cultural Services |
44 |
CIF2015 |
Các ngành công nghiệp văn hóa |
Cultural Industries |
45 |
CIF2016 |
Phương pháp dàn dựng chương trình sân khấu hóa thông tin cổ động |
Staging Methods of Information Promotion Program |
46 |
CIF2017 |
Xây dựng văn hóa cộng đồng |
Establisment of Community Culture |
47 |
CIF2018 |
Xây dựng và phát triển vốn tài liệu |
Establishment and development of materials |
48 |
CIF2019 |
Biên mục mô tả |
Materials Description Cataloging |
49 |
CIF2020 |
Phân loại tài liệu |
Materials Classification |
50 |
CIF2021 |
Định chủ đề, định từ khóa tài liệu |
Materials Keywords and Subject Indexing |
51 |
CIF2022 |
Tóm tắt, chú giải và tổng quan tài liệu |
Materials review and annotation, summary |
52 |
CIF1038 |
Marketing sản phẩm và dịch vụ thông tin |
|
53 |
CIF2024 |
Lưu trữ thông tin |
Information storage |
54 |
CIF2025 |
Tra cứu thông tin |
Information Search |
55 |
CIF2026 |
Công tác người đọc và dịch vụ thư viện |
Work with readers and Library services |
56 |
CIF2027 |
Trụ sở, trang thiết bị thư viện |
Facilities in Library |
57 |
CIF2028 |
Quản lý hoạt động thông tin thư viện |
Information-Library Management |
58 |
CIF2116 |
Thư viện số và ứng dụng công nghệ web |
Digital Library and Application of web technology |
59 |
CIF2030 |
Quản trị sưu tập số |
Digital Collection Management |
60 |
CIF2031 |
Ứng dụng đa phương tiện trong hoạt động thư viện |
Application of multimedia in library activities |
61 |
CIF2032 |
Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin |
Analysis and Design of Information System |
62 |
CIF2033 |
Công tác địa chí trong thư viện |
Local work in library |
63 |
CIF2034 |
Thông tin khoa học và công nghệ |
Science and technology information |
64 |
CIF2035 |
Thông tin y tế |
Health Information |
65 |
CIF2036 |
Thông tin kinh tế - thương mại |
Business and economic information |
66 |
CIF2037 |
Nhu cầu tin và người dùng tin |
Users and Information Needs |
68 |
CIF3001 |
Kiến tập giữa khóa và khảo sát thực tế |
Onjob and field serveys |
69 |
CIF3002 |
Thực tập (ngành Quản lý văn hóa) |
Final Practice (Culture Management) |
70 |
CIF3003 |
Khóa luận (ngành Quản lý văn hóa) |
Essay (Culture Management) |
71 |
CIF3004 |
Kiến tập ngành nghề |
Occupation Practice (Library Science) |
72 |
CIF3005 |
Thực tập (ngành Khoa học thư viện) |
Final Practice (Library Science) |
73 |
CIF3006 |
Khóa luận (ngành Khoa học thư viện) |
Essay (Library Science) |
74 |
|
Nhập môn Khoa học thư viện thông tin |
|
III. Giới thiệu Khoa Quản lý xã hội
Lịch sử hình thành và phát triển khoa Quản lý xã hội được thành lập theo Quyết định 663/QĐ-ĐHNV ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, trên cơ sở các khoa:
Giai đoạn 2001-2004: Khoa Hành chính Văn phòng
- Lãnh đạo khoa:
+ Trưởng khoa: Lê Thị Năm (2001-2004)
+ Trưởng khoa: Ths. Lê Thanh Huyền (2004-2006)
- Quản lý ngành học, bậc học:
+ Năm 1998, hệ Trung cấp ngành Hành chính văn phòng được mở và đào tạo khóa 1 (1998-2000)
+ Năm 2001, Khoa Hành chính văn phòng được thành lập và được giao quản lý ngành Hành chính văn phòng;
+ Năm 2004, Khoa Hành chính văn phòng đã xây dựng và mở thâm ngành Thông tin thư viện (hệ Trung cấp)
Giai đoạn 2004-2008: Khoa Hành chính văn phòng và Thông tin thư viện
- Lãnh đạo khoa:
+ Trưởng khoa: Ths. Lê Thanh Huyền (2006-2008)
+ Phó trưởng khoa: Ths. Nguyễn Mạnh Cường (2007-2008)
- Quản lý ngành học, bậc học:
+ Năm 2005, Khoa đã xây dựng và mở các ngành Quản trị văn phòng, Thông tin Thư viện bậc cao đẳng;
+ Năm 2007, xây dựng và mở ngành Quản lý văn hóa bậc Cao đẳng;
Giai đoạn từ 10/9/2008 đến 16/4/2018: Khoa Văn hóa - Thông tin và Xã hội
- Khoa Văn hóa - Thông tin và Xã hội được thành lập theo Quyết định số 260/QĐ-CĐNV ngày 10/9/2008 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội trên cơ sở tách từ Khoa Hành chính văn phòng và Thông tin thư viện.
- Khoa Văn hóa - Thông tin và Xã hội được thành lập theo Quyết định số 215/QD-ĐHNV ngày 24/4/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Từ 17/4/2018 đến nay: Khoa Quản lý xã hội
Khoa Quản lý xã hội được thành lập theo Quyết định 663/QĐ-ĐHNV ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trên cơ sở Khoa Văn hóa Thông tin và xã hội
Vị trí và chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Khoa Văn hóa thông tin và xã hội được quy định như sau:
1.Vị trí và chức năng
Khoa Quản lý xã hội là đơn vị thuộc Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có chức năng tổ chức thực hiện quá trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ đại học, sau đại học và thấp hơn trong lĩnh vực quản lý văn hóa, thông tin thư viện và các ngành nghề khác có liên quan; hợp tác quốc tế; nghiên cứu khoa học và triển khai áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
2.1. Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập; bố trí và điều hành tiến trình giảng dạy, học tập cho các lớp thuộc Khoa quản lý. Chủ trì, tổ chức quá trình đào tạo ngành học được giao và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của Trường;
2.2. Đăng ký với Trường nhận nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo các trình độ, các chuyên ngành đào tạo. Phối hợp với Phòng Quản lý đào tạo xây dựng và bảo vệ chương trình mở ngành học mới;
2.3. Quản lý nội dung, phương pháp, chất lượng đào tạo;quản lý chất lượng hoạt động khoa học và công nghệ của viên chức và người học thuộc Khoa;
2.4. Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình môn học theo kế hoạch do Hiệu trưởng giao;xây dựng ngân hàng đề thi; tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy - học thực hành,thực tập và thực nghiệm khoa học;
2.5. Chủ trì,tìm kiếm đối tác và xây dựng các chương trình liên kết về đào tạo các bậc, hệ đào tạo;
2.6. Tổ chức tuyển sinh, đào tạo các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ thuộc Khoa quản lý theo kế hoạch hàng năm hoặc khi được Hiệu trưởng phê duyệt; Tự chủ về nguồn thu và sử dụng nguồn thu đúng mục đích phục vụ cho các hoạt động giảng dạy,nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của Khoa theo quy định của Trường;
2.7. Đối với các khoá học theo học chế niên chế:Tổ chức thi, quản lý bài thi và kết quả thi kết thúc học phần, quản lý và cấp chứng chỉ học phần, tổ chức bế giảng và trao bằng tốt nghiệp, cấp bảng điểm toàn khóa cho sinh viên thuộc Khoa quản lý; Thực hiện việc xét học tiếp đối với sinh viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
2.8. Đối với các khoá học theo học chế tín chỉ: phối hợp với Phòng Khảo thí và bảo đảm chất lượng tổ chức biên soạn ngân hàng câu hỏi,đề thi, tham gia chấm thi kết thúc học phần theo quy định. Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá điểm bộ phận, lập bảng điểm kiểm tra bộ phận của sinh viên (bao gồm điểm chuyên cần và điểm kiểm tra thường xuyên); quản lý và chuyển giao bảng điểm kiểm tra bộ phận của sinh viên đến các đơn vị liên quan theo quy định của Trường;
2.9. Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên dài hạn và ngắn hạn, phát triển chương trình đào tạo và cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế;
2.10. Quản lý viên chức và người học thuộc Khoa theo sự phân cấp của Hiệu trưởng;
2.11. Đề xuất thay đổi về cơ cấu tổ chức, nhân sự trong Khoa;
2.12. Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, chủ động khai thác các dự án hợp tác trong nước và quốc tế; phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh,gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội;
2.13. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho viên chức và người học; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho viên chức thuộc Khoa;
2.14.Tổ chức đánh giá viên chức và người học trong Khoa; tham gia đánh giá cán bộ quản lý cấp trên, cán bộ quản lý ngang cấp theo quy định của Trường;
2.15.Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Hiệu trưởng giao.
3. Ngành đào tạo
Hiện nay, Khoa Quản lý xã hội có 03 ngành và 03 chuyên ngành đào tạo:
- Ngành Thông tin thư viện
- Ngành Quản lý văn hóa
- Ngành Văn hóa học
Các chuyên ngành: Văn hóa du lịch, Văn hóa truyền thông, Văn hóa doanh nghiệp
IV. Những thành tích nổi bật của Khoa Quản lý xã hội
1.Về danh hiệu thi đua:
-Khoa Văn hóa – Thông tin và xã hội là tập thể lao động xuất sắc trong nhiều năm liền và đạt Cờ thi đua cấp Trường năm 2012, năm 2009.
-Nhiều cán bộ viên chức của Khoa đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, cấp Cơ sở, Lao động tiên tiến; được tặng bằng khen, giấy khen các cấp.
-Khoa được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch với những đóng góp tích cực cho hoạt động Ngày hội đọc sách và phát triển văn hóa đọc.
2.Về hoạt động nghiên cứu khoa học
2.1.Tổ chức hội thảo khoa học
- Khoa cùng với Phòng Hợp tác quốc tế được Nhà trường giao phối hợp với Trường Đại học Sun Moon, Hàn Quốc tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề trao đổi, giao lưu văn hóa khu vực châu Á năm 2017 (ngày 6/1/2017, tại trụ sở Bộ Nội vụ).
-Tổ chức thành công Hội thảo khoa học cấp Trường “Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội” năm 2013;
-Khoa đã Phối hợp với phòng Đào tạo và các đơn vị trong trường tổ chức thành công hội thảo cấp trường “Đổi mới chất lượng giáo dục Đại học từ phương pháp giảng dạy”, năm 2011;
-ThS. Lê Thanh Huyền, Trưởng khoa Văn hóa thông tin và Xã hội đã tổ chức thành công hội thảo “ Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực của ngành Nội vụ trong phạm vi chức năng đào tạo của Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội trong khuôn khổ đề tài cấp Bộ”, năm 2011;
-Tổ chức thành công Hội thảo khoa học cấp trường: “Di sản Văn hóa Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội nhìn từ khía cạnh Quản lý văn hóa”, năm 2009;
-Tổ chức thành công Hội thảo khoa học: “Thư viện trường học: Thực trạng và kiến nghị”, năm 2007.
2.2.Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học
Khoa đã tổ chức Hội nghị tổng kết nghiên cứu khoa học sinh viên Khoa Văn hóa - Thông tin và Xã hội (VHTT&XH) (2016 - 2017) diễn ra thành công tốt đẹp ngày 26/5/2017 với 10 đề tài được nghiệm thu đều đạt kết quả khá và xuất sắc.
Tại Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Trường lần thứ III, Khoa giành giải Nhì tập thể và có hai nhóm đề tài đạt giải Nhì và Ba.
Chủ nhiệm đề tài là giảng viên:
+ Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực ngành Nội vụ trong phạm vi chức năng đào tạo của Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội, Lê Thanh Huyền, 2011, Cấp Bộ
+ Cơ sở lý luận và nghiên cứu giải pháp ứng dụng tích hợp phần mềm: Joomla, Dspace, Weezo tại Trung tâm Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội phục vụ đào tạo hiện nay, Phạm Quang Quyền, 2013, cấp Trường
+ Nghiên cứu Văn hóa gia đình và vấn đề xây dựng gia đình văn hóa khu nội thành Hà Nội hiện nay, Trần Thị Phương Thúy, 2012, cấp Trường
+ Giao lưu văn hóa Việt – Pháp qua dữ liệu nghệ thuật tạo hình và âm nhạc thế kỉ XX, Nguyễn Thị Kim Loan, 2012, cấp Trường
+ Giao lưu văn hóa Việt Pháp thời cận đại qua dữ liệu văn học 1930-1945, Nguyễn Thị Kim Loan, 2010, cấp Trường
+ Đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập của Trường CĐVTLTTWI, Lê Thanh Huyền, 2008, cấp Trường
+ Ứng dụng phần mềm nguồn mở Greenstone để xây dựng Thư viện số tại thư viện Trường CĐ Văn thư Lưu trữ TW I, Lê Ngọc Diệp, 2008, cấp Trường
+ Các giải pháp nâng cấp Thư viện Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I, Lê Thanh Huyền, 2007, cấp Trường.
+ Nghiên cứu thực trạng chung của thư viện trường học trên địa bàn Hà Nội, Dương Văn Ngọc, 2013, cấp Trường
+ Khảo sát đời sống văn hóa dân tộc Mường- huyện Cẩm Thủy - Thanh Hóa, Trần Thị Chung, 2013, cấp Trường
+ Hoạt động của nhà văn hóa Quận Tây Hồ - Thực trạng và giải pháp, Phạm Xuân Hưng, 2012, cấp Trường
+ Khảo sát nhu cầu dùng tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Chu Thị Hằng, 2012, cấp Trường
+ Khảo sát hệ thống lễ hội thờ thánh Gióng tại địa bàn Hà Nội, Nguyễn Trương Phi, 2012, cấp Trường
+ Tìm hiểu một số thư viện của đơn vị quân đội nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội, Trần Thị Khánh Ly, 2011, cấp Trường
+ Một số biện pháp giáo dục giới tính cho sinh viên trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội, Hoàng Thị Mai Anh, 2011, cấp Trường
+ Tổ chức phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội, Phạm Lê Huyền Trang, 2011, cấp Trường
+ Phủ Tây Hồ- Nhìn từ góc độ Quản lý Văn hóa, Nguyễn Thị Bích Ngọc, 2010, cấp Trường
+ Nghiên cứu nhu cầu khai thác và sử dụng tài liệu điện tử tại thư viện trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, Bùi Thị Phương, 2010, cấp Trường
+ Khảo sát một số chùa trên địa bàn quận Tây Hồ - Hà Nội, Nguyễn Vũ Duy Thành, 2009, cấp Trường
+ Tìm hiểu cấu trúc và việc sử dụng một số bộ từ khoá, bảng đề mục chủ đề, Nguyễn Thị Sang, 2009, cấp Trường
+ Tìm hiểu ngôn ngữ tạo lập format trong Win ISIS, Hoàng Thị Quyên, 2008, cấp Trường
+ Đặc trưng của việc tổ chức thư viện trường Đại học, Cao đẳng, Trần Thị Nga, 2008, cấp Trường
+ Sử dụng các phương pháp nghiên cứu nhu cầu tin để nắm bắt và đáp ứng yêu cầu tin của bạn đọc tại Trường CĐVTLTTWI, Đinh Thị Thanh, 2008, cấp Trường
+ Ứng dụng khổ mẫu MARC 21 vào thư viện quốc gia Việt Nam, Nguyễn Văn Định, 2008, cấp Trường
+ So sánh việc phân loại tài liệu kinh tế theo khung DDC và khung phân loại dành cho thư viện khoa học tổng hợp (19 lớp), Nguyễn Thị Diệu Ly, 2008, cấp Trường.
2.3.Viết giáo trình, tập bài giảng
Đến nay, Khoa Văn hóa – Thông tin và xã hội có 09 giáo trình và 01 tập bài giảng đã được biên soạn, nghiệm thu và đưa vào giảng dạy, học tập cho các chuyên ngành Khoa học thư viện, Quản lý văn hóa và các ngành không chuyên.
2.4. Về sáng kiến, cải tiến kỹ thuật
-Có nhiều sáng kiến kinh nghiệm, cải tiễn kỹ thuật của cán bộ, giảng viên thuộc khoa được công nhận và ứng dụng trong thực tế mang lại hiệu quả cao.
-Xây dựng được một thư viện thực hành phục vụ cho đào tạo ngành khoa học thư viện.
3.Hoạt động ngoại khóa, nói chuyện chuyên đề, tọa đàm
-Bên cạnh các giờ học trên lớp, Khoa Văn hóa – Thông tin và xã hội tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, nói chuyện chuyên đề và tọa đàm cho các sinh viên. Nổi bật là một số hoạt động:
+ Khoa Văn hóa-Thông tin và Xã hội đã tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề “Nghệ thuật Chèo truyền thống” với sự tham gia của diễn giả - Thượng tá - Nghệ sĩ nhân dân (NSND) Vũ Tự Long và các diễn viên, nghệ sĩ, nhạc công Nhà hát Chèo Quân đội (14/4/2017).
+ Khoa Văn hóa Thông tin và Xã hội Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề “Kỹ năng tự học của sinh viên theo học chế tín chỉ” với sự tham gia của diễn giả PGS. TS. Nguyễn Thị Tình, Phó Trưởng khoa Tâm lý giáo dục Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (26/4/2016).
+ Khoa Văn hóa Thông tin và Xã hội đã tổ chức thành công buổi giao lưu giữa chuyên gia chương trình “Cửa sổ tình yêu” với sinh viên Nhà trường về chủ đề Tình yêu thời sinh viên (30/3/2015).
+ Tổ chức giao lưu với Nhà báo, Nhà văn, Nghệ sĩ nhiếp ảnh, đại tá Đoàn Hoài Trung, tác giả cuốn sách “Điện Biên- Bản hùng ca vang mãi muôn đời, 05/5/2014
+ Tổ chức nói chuyện chuyên đề “Giới trẻ với nghi thức hầu đồng” với sự thuyết trình của GS.TS. Ngô Đức Thịnh, 4/2014
+ Tổ chức nói chuyện chuyên đề và thi xếp sách nghệ thuật, với chủ đề “Sách đi tìm bạn đọc”, 5/2013
+ Tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề “Nghệ thuật Tuồng cổ - di sản văn hóa độc đáo của Việt Nam”, 9/2013
+ Tổ chức nói chuyện chuyên đề về “Phát triển kiến thức thông tin ở các thư viện đại học, cao đẳng” với sự thuyết trỉnh của TS. Nghiêm Xuân Huy, 4/2012
+ Nói chuyện chuyên đề với đề tài “Tương lai nghề thư viện qua góc nhìn của cán bộ thư viện” với diễn giả Thạc sĩ Hoàng Thị Thu Hương giám đốc thư viện ĐH FPT, 3/2011
+ Tổ chức Ngày hội đọc sách nhân ngày Sách và bản quyền thế giới và giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về văn hóa đọc cùng diễn giả “ Vương Trí Nhàn và chào mừng 40 năm ngày thành lập trường, 4/2011
+ Tổ chức thành công buổi nói chuyện chuyên đề: “ Thuyết âm dương ngũ hành” với Nhà nghiên cứu văn hóa, GS. Trần Lâm Biền, 2010
+Tổ chức diễn đàn “Phương pháp tự học của học sinh, sinh viên” 6/2009;
+Toạ đàm với chủ đề: “Văn hóa Việt Nam trong hội nhập và phát triển” giữa Nhà nghiên cứu văn hoá Phạm Hải Triều, năm 2009
+ Tổ chức thành công cuộc thi chuyên môn nghiệp vụ cho học sinh, sinh viên chuyên ngành Thông tin Thư viện lần thứ nhất, 2009 và định kỳ cho đến nay.
+ Tổ chức thành công “Triển lãm tranh chữ Bùi Hạnh Cẩn”, 3/2008.
+ Tổ chức thành công cuộc toạ đàm “ Số phận sân khấu dân tộc trong cơ chế thị trường” với sự tham gia của Nhà nghiên cứu - cán bộ quản lý sân khấu lão thành, Gs-Ts Trần Trí Trắc, 2008
+ Tổ chức cuộc thi “Sáng tác về đề tài thầy cô và mái trường” ,2008, 2009, 2010.
-Ngoài ra, Khoa còn thường xuyên tổ chức cho sinh viên đi điền dã, tham quan, khảo sát, thực tế tại các di tích, danh lam thắng cảnh, cơ quan quản lý, các thư viện – cơ quan thông tin trong quá trình học tập.